Người bệnh mắc viêm da cơ địa bội nhiễm do tụ cầu vàng và 1 số loại vi khuẩn khác có thể bị tổn thương làn da, từ đó gây ngứa ngáy, đau rát và sưng nóng trên da. Bên cạnh đó, nếu bị bội nhiễm vi khuẩn (vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh), các vết xước do gãi tạo vết trợt sẽ dần hình thành các mụn mủ và vẩy tiết. Vì đây là 1 tình trạng bệnh lý nguy hiểm, do đó nếu để lâu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sau.
Hãy cùng Dr Cori tìm hiểu về viêm da cơ địa bội nhiễm là gì cũng như cách phòng ngừa bệnh tái phát nhằm nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là dạng tiến triển nặng từ bệnh viêm da cơ địa không được điều trị. Do sự tấn công của các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, tụ khuẩn liên cầu,… làn da sẽ bị tổn thương và viêm nhiễm.
Một khi các triệu chứng ngày càng trở nên nặng hơn thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều trở ngại do các loại vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn mủ xanh có thể kháng nhiều loại kháng sinh, ngay cả kháng sinh thuộc thế hệ mới. Hậu quả của nhiễm trùng da do viêm da cơ địa (người bệnh hay gãi) sẽ để lại sẹo sau khi điều trị hết bội nhiễm, khiến làn da bị mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở vùng mặt.
Nguyên nhân gây bệnh
Như đã đề cập, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là do sự xâm nhập của 1 số loại vi khuẩn, chẳng hạn như:
- Staphylococcus Aureus
- Enterobacter asburiae
- Vi khuẩn tụ cầu vàng.
Bên cạnh đó, 1 số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:
- Mắc các bệnh do vi khuẩn hay các bệnh nhiễm trùng ngoài da khi bị viêm da cơ địa
- Nhiệt độ cao hay thường xuyên mặc quần áo chật khi hoạt động ngoài trời
- Da khô và có cơ địa dễ bị kích ứng
- Các thói quen xấu như cào hay gãi lên da, cộng với tình trạng vệ sinh da kém,… khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm cho làn da
- Tiếp xúc với lông thú, mạt bụi, phấn hoa,…
- Tự ý điều trị viêm da cơ địa sai cách bằng những loại thuốc, bài thuốc dân gian chưa được kiểm định… khiến tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn để lại hậu quả nặng nề hơn.
- Thường xuyên sử dụng thuốc bôi corticoid. Theo đó, corticoid là chất chống viêm và chống dị ứng dựa trên hoạt động ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu liên tục sử dụng trong thời gian dài, loại thuốc này có thể khiến cho da bị teo, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Triệu chứng
Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm thường có biểu hiện tương tự như viêm da cơ địa, tuy nhiên nằm ở mức độ nặng hơn. Một số biểu hiện mà người bệnh có thể gặp phải như:
- Ngứa da dữ dội khiến người bệnh luôn muốn gãi, tuy nhiên điều này chỉ làm triệu chứng trầm trọng hơn.
- Sau biểu hiện ngứa da thì bệnh sẽ ngày càng trở nặng nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể thì vùng da phát bệnh sẽ bị phù nề, chảy dịch và đóng vảy tiết. Khi đó sẽ hình thành nên các nốt mụn mủ và sẽ rất khó khăn trong việc chữa trị, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.
- Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài thì viêm da cơ địa sẽ khiến làn da dày hơn, sần sùi và mẩn đỏ, từ đó gây mất thẩm mỹ rất lớn cho làn da, nhất là các vị trí như vùng mắt và mặt.
Đôi khi bệnh có thể kèm theo 1 số triệu chứng toàn thân khác như sưng bạch huyết, sốt cao, đau nhức… Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm sẽ nhanh chóng được kiểm soát trong vòng 7-10 ngày.
Đáng chú ý là bệnh viêm da cơ địa là 1 dạng tổn thương da mạn tính, rất dễ tái phát, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa nên người bệnh cần hết sức lưu ý vấn đề này để kịp tiến hành điều trị.
Khi nghi ngờ mình đang gặp phải triệu chứng của viêm da cơ địa , bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng. Đặc biệt, người bệnh hoặc người nhà của bệnh nhân không nên tự ý chẩn đoán, cũng như tự mua thuốc để tránh bệnh có những chuyển biến nặng hơn và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe làn da.